Quy trình sản xuất Cà Chua cho năng suất cao

Quy trình sản xuất Cà Chua cho năng suất cao

Ngày đăng: 13/05/2024 09:34 AM

    1. Thời vụ trồng

    + Vụ sớm: 25/7 - 25/8

    + Vụ chính: 15/9 - 15/10

    + Vụ muộn: 5/10 - 5/11

    + Vụ xuân hè: 15/1 -15/2

    2. Giống

              Một số giống cà chua đang được trồng phổ biến trong sản xuất: Motavi, Savior, Tre việt, C50, C95, HP5, Red Crow 250, HT 7, HT25, HT18, ....

              * Chuẩn bị cây giống:

              - Lượng giống khoảng 5g/sào, lượng hạt gieo 2,5 - 3,0 g hạt/m2

              - Làm luống gieo ươm:

              + Đất gieo ươm phải tơi xốp, thoát nước tốt, luống rộng 0,8 - 1m, cao 25 - 30 cm, có khum che bằng nilon và lưới đen phòng khi mưa, nắng.

              + Xử lý đất gieo ươm bằng vôi bột với lượng 25 kg/sào và phun trừ dế và kiến bằng Regent 800WG, ViBam 5GR, ...

              + Kẻ hàng gieo sâu 1 cm ngang luống.

              - Gieo hạt:

              + Ngâm hạt 6 - 10h, vớt ra ủ nứt nanh rồi đem gieo

              + Gieo hạt - hạt: 3 - 4 cm.

              + Gieo xong phủ lớp trấu và đất bột dày 0,5 cm và tưới đẫm.

              - Chăm sóc:

              + Tưới nước đảm bảo đủ ẩm, tưới vào sáng sớm và chiều mát.

    + Phun phòng lở cổ rễ khi cây đã mọc bằng các loại thuốc như Topsin M 70WP, Ridomil Gold 68 WG, Rovral 50WP, ...

              - Khi cây được 3 lá thật thì có thể ra ruộng trồng.

              - Cây đem ra trồng: Cây khỏe, to, mập, cứng cáp, rễ thẳng, không bị sâu bệnh và dập nát, huấn luyện cây con trước khi đem trồng, tuyệt đối không tưới nước cho cây con 4 - 7 ngày trước khi nhổ đi trồng ra ruộng sản xuất, trước khi nhổ đi 4 - 5 giờ, phải tưới đẫm nước cho đất mềm, nhổ cây không bị đất rễ hoặc hỏng cây.

    3. Chuẩn bị đất trồng

    Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư thực vật, cày xới và bón vôi để giảm độ chua của đất, phơi ải đất từ 1-2 tuần để tiêu diệt một số sâu bệnh hại, sau đó lên luống bón lót.

    Mùa khô lên luống 15-20cm, rãnh 30cm, mặt luống rộng 1,2m trồng hàng đôi. Mùa mưa lên luống 20-25cm, rãnh 30cm, mặt luống rộng 90 cm, trồng hàng đơn.

    Phân bón lót được rải đều trên bề mặt luống, dùng cuốc xăm đều sau đó phủ 1 lớp đất lên bề mặt luống, tưới ẩm đều, tiến hành phủ luống bằng nilon chuyên dụng và đục lỗ trồng cây.

    4. Mật độ, khoảng cách trồng

              Trồng với mật độ 900 - 1100 cây/sào Bắc bộ hay 25.000 - 30.000 cây/ha.

              Khoảng cách cây và hàng:

              + Vụ hè thu: Cây cách cây 40 cm - Hàng cách hàng 60 - 65 cm

              + Vụ đông xuân: Cây cách cây 45 cm - Hàng cách hàng 60 - 65 cm

    5. Trồng cây

              - Trồng cây ra ruộng lúc chiều muộn hoặc sáng sớm

              - Khi trồng cần lấp kín phần bầu đất không vùi quá sâu. Nếu trồng cà chua ghép thì không lấp đất qua vết ghép.

              - Nếu sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt thì sau khi trồng xong thì đặt dây tưới dọc theo luống.

    - Trồng xong cần tưới đủ ẩm để cây nhanh chóng phục hồi.

    - Từ 7 - 10 ngày sau trồng tiến hành kiểm tra trồng dặm lại các cây bị chết.

    6. Phân bón và cách bón phân: Tính cho 1 sào/vụ.

    Hạng mục

    Tổng số (Kg)

    Bón lót (Kg)

    Bón thúc (kg)

    Lần 1

    Lần 2

    Lần 3

    Lần 4

    10 NST

    25 NST

    40 NST

    55 NST

    Phân chuồng

    500

    500

     

     

     

     

    Phân vi sinh

    30

    30

     

     

     

     

    Urê

    18

    4

    2

    3

    4

    5

    Lân super

    20

    15

    5

     

     

     

    Kali

    16

    9

     

     

    3

    4

     

    * Lưu ý: - Sử dụng phân bón lá theo khuyến cáo in trên bao bì.

    - Sử dụng thêm phân bón lá Canxi - Bo trước khi ra hoa và sau khi đậu quả.

    7. Chăm sóc

              - Tưới tiêu nước:

              + Từ khi trồng đến hồi xanh tưới 1 - 2 lần/ngày, sau đó tưới ngày 1 lần, tưới đẫm giữ độ ẩm đất từ 60 - 70%. Khi cây ra hoa lượng nước nhiều hơn, độ ẩm đất 70 - 80%.

              + Cây bắt đầu sinh trưởng mạnh tưới rãnh (7 - 10 ngày tưới một lần).

              + Nếu xuất hiện nhiều bệnh héo xanh chuyển sang tưới hốc

              - Làm giàn:

              + Sau trồng 35 - 40 ngày tiến hành làm giàn chữ A. Trong vụ hè thu cần
    tiến hành làm giàn sớm (sau khi cây hồi xanh) giúp cà chua không bị đổ khi
    gặp mưa

    - Tỉa chồi: Tỉa kịp thời khi nhánh mới nhú ra 3-5cm để dinh dưỡng tập trung nuôi quả, thường xuyên tỉa bỏ mầm nách vô hiệu. Dùng tay đẩy gãy, không dùng móng tay ngắt hoặc dùng kéo cắt vì dễ nhiễm bệnh qua vết thương.

    - Tỉa quả: Tùy theo giống mỗi chùm chỉ để 4-6 quả, nhằm nâng cao giá trị thương phẩm.

    - Bấm ngọn: Đối với giống có thời gian sinh trưởng dài, cao cây, trong giai đoạn gần cuối thu hoạch nên bấm ngọn để quả lớn đều, thu tập trung.

    8. Sâu bệnh hại

              Các đối tượng sâu hại chính trên dưa chuột như sâu khoang, sâu đục quả, bọ phấn. Bệnh hại như bệnh lở cổ rễ, mốc sương, phấn trắng, thán thư, héo xanh.

              * Biện pháp phòng trừ: Phòng trừ tổng hợp

              - Luân canh cây trồng;

              - Chọn giống chống chịu;

              - Vặt bỏ, thu gom, tiêu hủy lá già, lá bệnh trên ruộng;

              - Bón phân, tưới nước cân đối, hợp lý theo nhu cầu của cây;

              - Thường xuyên thăm ruộng, phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời các đối tượng gây hại theo hướng dẫn của Chi cục Trồng trọt và BVTV.

    9. Thu hoạch

              Tùy theo mục đích mà thu hái vào từng thời kỳ cho thích hợp. Nếu phải vận chuyển đi xa thì có thể thu hái ngay ở thời kỳ chín xanh (3/4 quả chuyển màu), nếu ăn tươi thì thu hái ở thời kỳ chín.